Lịch sử khí tượng Bão_Cecil_(1985)

Đường đi của cơn bão Cecil, một cơn bão rất mạnh tàn phá đất Huế năm 1985. Những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Ngày 8 tháng 10 năm 1985, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) phát hiện một vùng thấp hình thành từ các đám mây đối lưu trong một khu vực áp suất thấp ở phía Nam quần đảo Caroline. Sau khi đi qua khu vực Palau vào ngày 9 tháng 10, xoáy thấp di chuyển về phía Tây Bắc và đổ bộ vào đảo Mindanao (Philippines).[3] Vượt qua miền Nam Philippines, ngày 12 tháng 10, vùng thấp tiến vào Biển Đông và được Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) theo dõi như là một áp thấp nhiệt đới.[4][nb 5] Cùng ngày, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đã đặt cho áp thấp nhiệt đới cái tên địa phương "Rubing".[1] JTWC cũng ban hành một "Cảnh báo về sự hình thành Xoáy thuận nhiệt đới" cho hệ thống và chỉ định số hiệu là 20W,[6] ngay sau đó thông báo 20W đã mạnh thành bão nhiệt đới và đặt tên quốc tế là Cecil.[3] Đến chiều cùng ngày, JMA đã nâng Cecil lên thành một cơn bão nhiệt đới, đánh ký hiệu quốc tế là 8521.[4] Các cơ quan lúc này đều nhận định bão sẽ đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Sau đó, cơn bão bắt đầu di chuyển theo hướng Tây Bắc, và JTWC đã thông báo rằng Cecil đã mạnh lên thành bão cuồng phong cấp 1 vào ngày 13 tháng 10,[3] và chiều hôm đó JMA cũng thăng cấp Cecil lên thành một cơn bão nhiệt đới dữ dội.[4] Vào cuối ngày 13 tháng 10, JTWC phát hiện cơn bão đã hình thành một con mắt.[3] Trong ngày này, PAGASA chính thức tuyên bố cơn bão đã rời khỏi vùng mà cơ quan khí tượng trên theo dõi.[1]

Đến ngày hôm sau, JMA chính thức thông báo Cecil đã mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong.[4] Vào ngày 15 tháng 10, cơ quan này tuyên bố Cecil đạt đỉnh cường độ với sức gió 80 knot (150 km/h) trong mười phút cùng áp suất thấp nhất 960 mbar (hPa).[4] JTWC thì nhận định Cecil đạt đến cấp 3 trong thang bão Saffir-Simpson; và áp suất của nó giảm xuống đến 944 mbar (hPa).[3] Tại thời điểm mạnh nhất, vị trí của bão được xác định trên vùng biển ngoài khơi Bình Trị Thiên - Nghĩa Bình thuộc miền Trung Việt Nam, mắt bão lúc này đã phát triển sắc nét.[3][7] Từ đêm hôm đó đến rạng sáng hôm sau, 16 tháng 10 (theo giờ Việt Nam), cơn bão đổ bộ vào tỉnh Bình Trị Thiên, trung tâm bão được xác định là đi qua huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay),[8] và quét qua thành phố Huế,[9] với sức gió mạnh cấp 11, 12 (theo thang sức gió Beaufort).[3][9][10] Sau đó, Cecil đã di chuyển sang hai nước láng giềng là LàoThái Lan trước khi cả JMA và JTWC lần lượt đưa ra các cảnh báo cuối cùng.[3][4] Cơn bão tan trên đất liền Myanmar vào ngày 17 tháng 10.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Cecil_(1985) http://125.235.8.196:8080/dspace/bitstream/CEID_12... http://65.182.2.242/docum/crid/Mayo2004/pdf/eng/do... http://articles.latimes.com/1985-10-30/news/mn-119... http://www.atms.unca.edu/ibtracs/ibtracs_current/b... http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/pnabe046.pdf http://www.hko.gov.hk/publica/tc/tc1985.pdf http://cidbimena.desastres.hn/pdf/eng/doc11941/doc... http://reliefweb.int/report/viet-nam/viet-nam-typh... http://reliefweb.int/sites/reliefweb.int/files/res... http://archive.is/GWThD